Tin tức - 13:40 15/11/2024

3 vấn đề của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982)

Sáng 15/11, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cùng Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “30 năm công ước của Liên hợp quốc (UNCLOS) về Luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam”.


  • Uyển Thanh

Uyển Thanh

Tin tức 3 vấn đề của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982)

UNCLOS là “Hiến pháp về biển và đại dương”

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, cho biết cách đây đúng 30 năm, ngày 16/11/1994, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 chính thức có hiệu lực sau khi được quốc gia thứ 60 phê chuẩn.

UNCLOS 1982 quy định toàn diện các vấn đề pháp lý quốc tế về biển và đại dương, là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng nhất để các quốc gia xác lập, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; quyền, nghĩa vụ và các tự do khác trong quá trình quản trị, khai thác, sử dụng biển và đại dương vì mục đích hòa bình.

Ba thách thức hiện n
PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật

UNCLOS 1982 cũng là khuôn khổ pháp lý quan trọng nhất để các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đặc biệt là Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Nông lương thực thế giới (FAO) ban hành các văn kiện chính trị, điều ước quốc tế về hàng hải, hàng không, thương mại quốc tế, an ninh biển, quản lý, bảo tồn, khai thác thuỷ sản và bảo vệ môi trường biển.

Theo PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, UNCLOS 1982 được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương” của cộng đồng quốc tế, điều ước quốc tế toàn cầu có tầm quan trọng thứ hai sau Hiến chương Liên hợp quốc, là cơ sở pháp lý cho mọi hành động và hợp tác quốc tế ở cấp độ khu vực, liên khu vực, toàn cầu để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến biển và đại dương.

Tuy nhiên, trước sự thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ hàng hải, hàng không; nhu cầu khai khác, sử dụng tài nguyên biển và đại dương; biến đổi khí hậu; sự phát triển của thương mại quốc tế; sự thay đổi nhanh chóng của địa chính trị quốc tế…UNCLOS 1982 cũng cần phải thay đổi:

“Nhân loại cũng đối mặt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến động rất lớn về địa chính trị; đặc biệt là vô vàn thách thức rất lớn về biến đổi khí hậu. Thực tiễn đó đòi hỏi UNCLOS 1982 một áp lực về việc phải thay đổi điều chỉnh để phát huy tốt hơn nữa các giá trị phổ quát trong tương lai”, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh cho biết.

Lựa chọn đúng đắn nhất

Phát biểu đề dẫn, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước cho rằng, Việt Nam cũng là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực Biển Đông, có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là vùng biển được xem là nhộn nhịp và có tiềm năng bậc nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng là khu vực đang xảy ra các tranh chấp kéo dài nhiều thập niên qua. Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN và nhiều quốc gia Châu Âu, Mỹ Latinh đều đặc biệt quan tâm Biển Đông, xem đây là một trung tâm quan trọng hàng đầu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về địa chính trị, địa kinh tế.

HKV_5380
Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang theo đuổi chủ trương: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển.

Đứng giữa vòng xoáy tạo ra từ cạnh tranh của các cường quốc, đứng trước những biến động to lớn trong môi trường chính trị-an ninh quốc tế, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần phát biểu tại Liên Hợp Quốc và ở các diễn đàn quốc tế rằng: Việt Nam chọn chính nghĩa, tức là chọn lẽ phải, chọn thượng tôn pháp luật, luật pháp quốc tế mà giá trị cao nhất của sự lựa chọn này chính là hòa bình, ổn định, phát triển, tất cả các bên đều có lợi.

“ Công ước Luật Biển là một trong những chọn lựa đúng đắn nhất, mang tính chiến lược của Việt Nam kể từ khi chúng ta đặt bút ký tham gia, đến khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn cách đây đúng 30 năm cho đến hiện nay. Trong thế kỷ 21, khi thế giới xảy ra nhiều biến động thì giá trị của Công ước Luật biển 1982 càng phát huy giá trị, và Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi”, Tổng Biên tập Mai Ngọc Phước khẳng định.

3 vấn đề của UNCLOS 1982

Hội thảo gồm các phiên thảo luận như “UNCLOS 1982 – Hiến pháp về biển và đại dương của cộng đồng quốc tế” và “30 năm từ cam kết đến thực thi UNCLOS 1982 của Việt Nam”. Các chuyên gia, nhà khoa học, diễn giả đều thống nhất nhận định, cần phải thay đổi để tiếp tục hoàn thiện để phát huy giá trị pháp lý quốc tế phổ quát trong hiện tại và tương lai. Bởi có sự thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ hàng hải, hàng không; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển và đại dương; biến đổi khí hậu; sự phát triển của thương mại quốc tế; sự thay đổi nhanh chóng của địa chính trị quốc tế…

HKV_5412
Hội thảo thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, các bạn sinh viên

PGS.TS Ngô Hữu Phước, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho rằng UNCLOS đã xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế thống nhất, toàn diện về biển và đại dương. Nhưng cùng với thay đổi nhanh chóng, không ngừng của khoa học công nghệ, nhu cầu quản trị, khai thác tài nguyên biển và đại dương, địa chính trị và quan hệ quốc tế đã đặt ra 3 thách thức lớn cho cộng đồng quốc tế trong việc hoàn thiện UNCLOS.

HKV_5404
PGS.TS Ngô Hữu Phước nêu lên 3 thách thức của UNCLOS 1982

Đó là thách thức do biến đổi khí hậu, thách thức về an ninh hàng hải và thách thức về bảo vệ quyền con người trên biển, trong đó thách thức lớn nhất là về quyền con người:

“ Thách thức cốt lõi hiện nay về quyền con người trên biển chính là sự phân tán bản chất của luật pháp quốc tế và sự thiếu vắng một chế độ pháp lý chuyên biệt, thống nhất về quyền con người, người tị nạn, lao động và luật biển quy định. Điều này đòi hỏi, luật pháp quốc tế cần quy định rõ, làm cơ sở pháp lý để trừng phạt hiệu quả các hành vi tội phạm vi phạm quyền con người trên biển”, PGS.TS Ngô Hữu Phước cho biết.


0 Bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục