Tin tức - 18:52 03/12/2024

Long bào được cho của vua Bảo Đại sắp được đấu giá

Chiếc long bào được cho là của vua Bảo Đại sắp đem ra đấu giá ở Pháp vào ngày 12/12 sắp tới.


  • Nguyenhoang.us

Nguyenhoang.us

Tin tức Long bào được cho của vua Bảo Đại sắp được đấu giá

Hiện tại, thông tin về chiếc long bào được cho là của vua Bảo Đại được đăng trên trang web của hãng Delon - Hoebanx (trụ sở ở Paris, Pháp). Cụ thể, hãng giới thiệu chiếc áo thuộc về vua Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng của Việt Nam. Áo được lưu giữ ở Việt Nam, sau đó lạc sang Pháp.

Long bào được miêu tả có tay áo rộng bằng lụa màu vàng, lót lụa màu cam, được thêu bằng chỉ vàng và chỉ nhiều màu. Nhà đấu giá giới thiệu hình ảnh rồng gắn với văn hóa Việt, tượng trưng cho mưa thuận gió hòa, đồng thời đại diện cho vua - người được coi là "thiên tử" (con của trời). Áo được thắt ở bên phải bằng hai dải lụa vàng buộc ở phía trước cổ áo.

Long bào này nhà đấu giá đưa ra mức khởi điểm từ 80.000 - 120.000 Euro.

Ngoài ra, phiên đấu giá lần này còn đưa ra thông tin về một đôi giày xuất xứ từ triều Nguyễn và cũng được cho là của vua Bảo Đại. Đôi giày này được làm bằng lụa, thêu hình rồng 5 móng, gót giày thêu chữ thọ bằng chỉ tía đỏ. 

Những ngày qua, thông tin long bào của vua Bảo Đại sắp đấu giá khiến người yêu thích cổ vật triều Nguyễn ở Huế xôn xao. Nhiều người cho rằng đây là chiếc áo quý và nếu đưa về Việt Nam thì vô cùng tốt.

Ngày 3/12, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết đang theo dõi thông tin về cuộc đấu giá long bào được cho là của vua Bảo Đại ở Pháp.

Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, cho rằng nếu chỉ nhìn qua ảnh, chưa thể xác minh chiếc áo có thực sự là long bào của vua Bảo Đại hay không.

Trước đó, một chiếc long bào khác cũng giới thiệu là áo vua Bảo Đại mặc khi lên ngôi cũng được đem ra đấu giá. Tuy nhiên, chiếc áo này bị nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà sưu tập cổ vật đặt hoài nghi về độ thật giả.

Vua Bảo Đại (1913-1997) là hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn. Ông thoái vị năm 1945, dành thời gian cuối đời ở Pháp. Trước khi qua đời vào tháng 8/1997, ông để lại di chúc, trao quyền thừa kế tài sản của ông ở Pháp cho vợ là bà Monique Baudot. Sau khi bà Monique Baudot qua đời vào năm 2021, những người thừa kế tài sản của bà đã mang nhiều món đồ đi đấu giá.


0 Bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục

03:45 25/01/2025

Với mẹo nhỏ này, các bạn có thể áp dụng thành công để sàn nhà sạch bóng và thơm tho hơn,...