Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Uyển Nhi
Ngày 4/12, theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL), tại kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Bộ VH-TT&DL, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang ý nghĩa tôn vinh tín ngưỡng thờ nữ thần, đồng thời đây còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa tại vùng Châu Đốc, An Giang.
Lễ hội này diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng 4 âm lịch hằng năm tại miếu Bà Chúa Xứ dưới chân Núi Sam. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ và hoạt động tâm linh đặc sắc như lễ rước tượng Bà, cúng bái, và diễn xướng nghệ thuật dân gian.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa và tâm linh của người dân vùng Tây Nam Bộ. Các hoạt động lễ hội là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức "uống nước nhớ nguồn", thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc.
Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quyết định đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang đã cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Theo Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đáp ứng ghi danh tại Danh sách di sản phẩm văn hóa phi vật thể với 5 tiêu chí.
Theo thống kê, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là 1 trong tổng số 66 đề xuất và là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Việc ghi danh sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng trong quá trình tổ chức, quản lý và gìn giữ di sản chung.
Đây còn là cơ hội để di sản này tiếp tục phát triển, tạo sức lan tỏa lớn hơn trong nước và quốc tế, qua đó góp phần khẳng định vị thế văn hóa Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận...
Nhiều người thường có thói quen mang những vật dụng thường dùng hàng ngày như khăn mặt, dao...
Cuộc thi Hoa Hậu Biển Việt Nam 2024 đã bước vào giai đoạn quan trọng với sự xuất hiện của...
Bạn nên tham khảo 5 mẹo đơn giản sau đây để ngôi nhà luôn ngăn nắp, sạch sẽ trông như mới...