Sau hơn 3 tháng giam cầm, nữ tình báo biệt động Sài Gòn Nguyễn Ngọc Huệ thoát nanh vuốt kẻ thù nhờ trí thông minh, bản lĩnh. Chẳng ai tin, cô gái khù khờ bị bắt năm ấy là “cô Ba biệt động” khét tiếng.
Thiên Thiên
“Mạng không lo, lo mất cái đồng hồ”
Vào bộ đội năm 1964, khi vừa tròn 18 tuổi, cô ba Huệ sắc sảo lém lỉnh giúp cán bộ vận chuyển trót lọt hàng chục chuyến vũ khí vào Sài Gòn để chuẩn bị nguồn nhân lực vật lực cho Biệt động.
Tuy nhiên trong một lần khi đang nghỉ ngơi ở nhà đồng đội khu vực trường đua Phú Thọ, bà và nữ đồng đội bị bắt cùng số lượng vũ khí lớn trong nhà. “Đừng khai, tuyệt đối không được khai”- nữ đồng đội chỉ kịp nhỏ giọng dặn bà như vậy.
Nữ tình báo Nguyễn Ngọc Huệ
Nhìn nữ đồng đội vừa sinh con vài tháng bị đánh “không còn nhận ra, xanh lè xanh lét”. dù trong lòng không khỏi sợ hãi nhưng cô Ba Huệ nhất quyết không khai.
- Mày phải giao liên từ căn cứ xuống đây không?
- Tôi không biết giao liên là gì. Tôi nghe bả người thành phố, tôi mê quá xin bả đi cùng cho biết…
- Mày giao liên mày khai không tao đánh mày chết.
“Nó dùng chích điện hù mà tôi nghe mọi người trước đó nói rồi, chích điện dí thì té thôi có gì đâu sợ, cái chích điện chưa tới tui té cái rầm. Nó la lớn chửi thề “tao chưa dí điện mà mày té? Nó uýnh tôi quá trời quá đất”- cô Ba biệt động Sài Gòn hài hước kể lại.
Đánh mỏi tay mà chẳng khai thác được gì, chúng tính mang bà “nhấn nước”. Giây phút bị bịt mắt đưa đi, cô Ba Huệ la lớn: “còn cái đồng hồ, trả tui cái đồng hồ”. Lính nghe vậy không khỏi ngán ngẩm: “Mạng không lo, lo mất cái đồng hồ”.
Nữ tình báo Nguyễn Ngọc Huệ là một trong những khách mời tham gia buổi giao lưu Nữ tình báo- Chuyện bây giờ mới kể do Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ tổ chức ngày 20/10/2023.
Những trận đòn tra tấn dã man bà chỉ nói ngắn gọn. Trí nhớ và sức khoẻ của nữ biệt động yếu đi nhiều do thời gian và bởi những trận đòn tra tấn tàn nhẫn năm xưa. Nhưng nhờ diễn vẻ khù khờ, sau hơn 3 tháng chẳng khai thác được gì, cô ba Huệ được thả.
Những hi sinh thầm lặng
Nữ biệt động Nguyễn Ngọc Huệ là một trong những khách mời tham gia buổi giao lưu Nữ tình báo- Chuyện bây giờ mới kể do Bảo Tàng phụ nữ Nam Bộ tổ chức ngày 20/10/2023. Tại đây, bà Nguyễn Thị Thắm- nguyên giám đốc Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ xúc động chia sẻ khi tham gia công tác tình báo- biệt động, phụ nữ không chỉ sẵn sàng hi sinh mà còn chấp nhận nghịch cảnh trớ trêu.
Để qua mặt địch, các mẹ các chị sẵn sàng vào vai những thân phận khác nhau, khi là nhân viên phục vụ quán phở, khi là người giúp việc nhà, lúc là người yêu, phu nhân của người bên kia chiến tuyến…
Câu chuyện về những nữ tình báo biệt động Sài Gòn thông minh dũng cảm can trường được bà chia sẻ tại buổi giao lưu. Đó là chuyện về anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Thị Bời (Tư A) với hơn 600 chuyến liên lạc bí mật, an toàn, xây dựng nhiều mạng lưới tình báo quan trọng từ Sài Gòn đi Châu Đốc, Mỹ Tho, Tây Ninh…
Chuyện người con gái xã Trung An Củ Chi nhiều lần bị địch bắt giam cầm vẫn một lòng kiên trung với cách mạng, đặt mìn hẹn giờ trong giỏ rác trước tổng nha cảnh sát khiến 18 tên địch phải đền tội, trong đó có một sĩ quan phụ trách thẩm vấn tù chính trị khét tiếng gian ác…
Nhưng cũng có những câu chuyện, những hi sinh thầm lặng của những nữ biệt động Sài Gòn chỉ người trong cuộc mới biết. Sau những trận đòn roi, nữ trinh sát Nguyễn Thị Hồng Châu mất khả năng làm mẹ, nữ biệt động Phạm Thị Tư (Út Ánh hay còn gọi Tư đen)- công tác tại quân báo J90, Bộ tư lệnh Sài Gòn, chồng hi sinh khi bà đang mang thai những ngày tháng cuối thai kì, con gái thứ 2 mất khi chưa tròn tuổi vì bệnh tật.
“Mang thai 8 tháng thì chồng tôi hi sinh, con mới 6 tháng thì con mất. Tôi không còn là con người. Chỉ khi tham gia cách mạng, tôi mới trở lại là con người”- bà Tư đen nghèn nghẹn. Chiến tranh đã qua đi, Bắc Nam đã nối liền một giải, rất nhiều vết thương da thịt đã lành nhưng nỗi đau trong tim của một người mẹ, một người vợ thì vẫn luôn ở đó, nhức nhối và âm ỉ.
“Mang thai 8 tháng thì chồng tôi hi sinh, con mới 6 tháng thì con mất. Tôi không còn là con người. Chỉ khi tham gia cách mạng, tôi mới trở lại là con người”- bà Tư đen nghèn nghẹn. Chiến tranh đã qua đi, Bắc Nam đã nối liền một giải, rất nhiều vết thương da thịt đã lành nhưng nỗi đau trong tim của một người mẹ, một người vợ thì vẫn luôn ở đó, nhức nhối và âm ỉ.
Những câu chuyện được những người lính Biệt động Sài Gòn năm xưa kể lại như một lời nhắc nhở: hoà bình độc lập hôm nay được đánh đổi bằng bao mồ hôi nước mắt, máu xương của cha anh, đồng bào.
Á hậu Ánh Quyên, với vai trò thành viên BGK, cùng BTC cuộc thi Hoa Hậu Biển Việt Nam 2024 đã có...
Căn nhà sẽ mang lại cho bạn sự thư giãn nếu chọn cách bày trí phù hợp, thiết kế tinh tế. Tuy...
Á hậu Ánh Quyên, với vai trò thành viên BGK, cùng BTC cuộc thi Hoa Hậu Biển Việt Nam 2024 đã có...
Để tặng quà nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các học sinh nên chọn quà ý nghĩa, dễ sử...