Chiếc đồng hồ đeo tay là thứ trang sức nổi bật nhất của cánh mày râu, không phải ai cũng am hiểu về món trang sức làm nên phẩm chất cho các quý ông này.
Manh Huy BC
Đồng hồ tourbillon là cách gọi vắn tắt cho những chiếc đồng hồ có sự góp mặt của tính năng tourbillon. Tourbillon tiếng Pháp nghĩa là "cơn lốc", là một thành phần bổ sung cho bộ chỉnh động (bộ thoát) của đồng hồ cơ. Cụm từ "Tourbillon: thường được gắn với những chiếc đồng hồ cao cấp.
Tourbillon là thành quả trong việc cải thiện độ chính xác của đồng hồ. Hiện nay, cơ chế này thường được phô bày qua những mặt ốp bằng kính hoặc sapphire trong suốt để chủ sở hữu hay người khác có thể dễ dàng chiêm ngưỡng.
Cấu tạo của tourbillon bao gồm bộ phận cân bằng và 1 chiếc lồng ở bên ngoài. Cơ chế hoạt động của tourbillon là quay xung quanh 1 trục cố định đều đặn nhờ đó loại bỏ đến 99% tác động của lực hấp dẫn lên đồng hồ.
Tourbillon có lịch sử xuất hiện từ rất lâu, đi cùng lịch sử chế tác đồng hồ, nhưng để cơ cấu tourbillon có mặt trên đồng hồ đeo tay và được thương mại hóa là một hành trình rất dài.
Cơ cấu tourbillon - bộ phận quay tự động bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 18. Những thủy thủ trên những con tàu viễn dương khi ra khơi, đi biển thường dựa vào những chiếc đồng hồ bấm giờ hàng hải. Tuy nhiên, độ chính xác của những chiếc đồng hồ này không phải là tuyệt đối.
Ý tưởng về một cơ cấu tourbillon được một người mang tên John Arnord giới thiệu vào năm 1799. Năm 1801, một nghệ nhân chế tạo đồng hồ là ông Abraham-Louis Breguet đã phát minh ra “Régulateur à Tourbillon”- bộ chuyển động của đồng hồ, thực hiện hóa ý tưởng của John Arnord. Abraham-Louis Breguet được coi là cha đẻ của tourbillon.
Tourbillon đặt một số bộ phận cơ học của đồng hồ (bánh xe cân bằng và bộ chỉnh động) vào một lồng quay. Bộ chỉnh động là một phần quan trọng của bộ máy đồng hồ, bao gồm sợi tóc, bánh xe cân bằng và một đòn bẩy. Tourbillon sẽ quay chiếc lồng đang giữ bộ chỉnh động này, thường tốc độ quay ở 1 RPM (1 vòng/phút). Cơ chế này chống lại các tác động bất lợi mà trọng lực tạo ra khi đồng hồ ở một số vị trí nhất định và giúp khắc phục các lỗi vị trí chính xác.
Sự xuất hiện của Tourbillon mang đến độ chính xác cao hơn các chuyển động thông thường, mặc dù hiệu quả chỉ mang tính tương đối. Tourbillon loại bỏ hiệu quả của trọng lực bằng cách xoay cân bằng qua tất cả các vị trí thẳng đứng của đồng hồ, điều này giúp cải thiện thời gian một cách đáng kể.
Ban đầu, bộ phận quay tự động chỉ xuất hiện ở những chiếc đồng hồ quả quýt. Phải đến năm 1920, lần đầu tiên bộ phận quay tự động được tích hợp thành công vào đồng hồ đeo tay. Nhiều năm về sau, hãng Omega chế tạo thành công nhiều mẫu đồng hồ đeo tay tourbillon nhưng những mẫu đồng hồ này vẫn chưa thực sự phổ biến.
Năm 1985, hãng đồng hồ Audermas Piguet cho ra đời bộ sưu tập đồng hồ tourbillon đeo tay, chính thức thương mại hóa. Sau đó, các hãng đồng hồ danh tiếng liên tục cho ra đời hàng loạt các mẫu đồng hồ tourbillon.
Ra đời từ việc gắn với những cuộc đua ngựa, đua xe, Chronograph xuất phát từ nhu cầu của đàn ông và khiến những chiếc đồng hồ trở nên nam tính hơn.
Đồng hồ Chronograph hiểu một cách đơn giản là đồng hồ có chức năng bấm giờ. Chronograph ngoài chức năng xem giờ bình thường thì còn có khả năng “đếm giờ. “Chrono” và “graph” là sự kết hợp từ tiếng Hi Lạp nghĩa là “thời gian” và “ghi”. Đồng hồ Chronograph được cấu tạo bằng sự kết hợp giữa hệ thống bánh răng và kim với bộ máy chính của đồng hồ. Tất cả được kích hoạt thông qua một cơ cấu cò lẫy.
Năm 1821, Nicolas Rieussec – nhà chế tác đồng hồ nổi tiếng người Pháp - đã chế tác ra đồng hồ có tính năng đo khoảng thời gian bằng việc sử dụng 1 chiếc bút ghi lên mặt đĩa tròn. Độ dài cung tròn hiển thị thời gian đã trôi qua. Trong một cuộc đua ngựa ở Paris, Nicolas Rieussec đã ghi lại thời gian của tất cả những con ngựa băng qua vạch đích với độ chính xác đến 1/4 giây trên chiếc đồng hồ đeo tay của mình. Ông đã phát triển ý tưởng trên thành chiếc đồng hồ chronograph đầu tiên được thương mại hoá.
Đến năm 1910, chức năng Chronograph xuất hiện trên đồng hồ đeo tay, trở thành điểm nhấn của loại đồng hồ này. Hầu hết các nhãn hiệu đồng hồ lớn đều có những bộ sưu tập đồng hồ Chronograph đặc trưng. Về ngoại hình, đồng hồ Chronograph có thể được nhận biết thông qua thiết kế có hai nút bấm trên vỏ đồng hồ, để kích hoạt chức năng bấm giờ và kết thúc chức năng này, cùng nút reset.
Phần lớn đồng hồ bấm giờ sử dụng kim giây trung tâm để ghi lại thời gian, vì thế chúng sẽ tính theo đơn vị giây. Kim giây trung tâm lúc này còn được biết đến với cái tên kim Chronograph.
Đồng hồ Chronograph truyền thống thường được kiểm soát bởi một bánh xe cột (column-wheel). Bánh xe cột có răng cưa bám bên ngoài và một trụ có khía ở trên đỉnh được đặt thẳng đứng. Column-wheel hoạt động như một công tắc xoay bật/tắt cho tính năng chronograph. Khi bấm kích hoạt, nút start/stop này sẽ xoay bánh xe cột thông qua cần gạt, qua đó quyết định việc bắt đầu hoặc kết thúc công tác ghi thời gian của Chronograph.
Chronograph giờ đã phổ biến, có nhiều các chủng loại với nhiều nguồn gốc khác nhau, có trên đồng hồ cao cấp lẫn đồng hồ bình dân.
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận...
Nhờ bàn tay khéo khéo, Nguyễn Thế Tuyền nổi tiếng trên mạng xã hội khi phục dựng những...
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận...
Bạn nên tham khảo 5 mẹo đơn giản sau đây để ngôi nhà luôn ngăn nắp, sạch sẽ trông như mới...